Gốm nghệ thuật là một trong những phát minh quang trọng của ông cha ta. Nghệ thuật gốm đã tồn tại hàng ngàn năm và gắn bó mật thiết với đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sự sáng tạo không ngừng của những nghệ nhân, gốm đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang đậm tính dân gian sâu sắc.
Ở Việt Nam, có rất nhiều làng gốm nổi tiếng và vẫn giữ được những nét truyền thống của nghệ thuật gốm, tồn tại suốt hàng ngàn năm nay. Để giúp quý vị có thêm những thông tin cần thiết về những làng gốm Việt Nam đó cũng như có thêm cái nhìn sâu sắc về đồ gốm, Gốm Nghệ Thuật xin được gửi đến quý vị bài viết Top 10+ Làng Gốm Nổi Tiếng ở Việt Nam.
Làng Gốm Bát Tràng – Làng Gốm Hà Nội Nổi Tiếng
Làng gốm Bát Tràng có lẽ đã không còn xa lạ với những người con xứ Hà Thành. Trong quá khứ, làng gốm Bát tràng từng là một gò đát cao tọa lạc gần cạnh song, thuận tiện cho việc làm gốm và việc đi lại. Trải qua nhiều năm tháng, làng gốm Bát Tràng hiện nay vẫn lưu giữ được những nét truyền thống của nghệ thuật gốm, những dòng men cổ, những sản phẩm gốm thủ công.
Bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của người nghệ sĩ, từ miếng đất sét trắng đơn thuần đã trở thành những sản phẩm chất lượng, tinh xảo. Hiện nay, có tất cả hơn 600 cơ sở làm gốm tại Bát Tràng, chủ yếu là các hộ gia đình trong làng.
Làng Gốm Lái Thiêu – Làng Gốm Bình Dương Nổi Tiếng
Làng gốm Lái Thiêu là sự kế thừa của gốm Cây Mai với những sản phẩm gốm gia dụng, mỹ nghệ chất lượng. Tuy nhiên, cái nét xưa cũ của Làng gốm Lái Thiêu đã không còn mà thay vào đó, là sự phát triển mạnh theo quy mô công nghiếp hóa với xu hướng thị trường. Thật đáng tiếc cho một nét văn hóa xưa cũ của nghệ thuật làm gốm tại Việt Nam.
Làng Gốm Bắc Ninh
Làng Gốm Phù Lãng
Là một làng nghề gốm nổi tiếng bậc nhất tại Bắc Ninh, Làng gốm Phù Lãng là nơi vẫn lưu giữ được những nét truyền thống của nghệ thuật làm gốm cho tới tận bây giờ. Tuy trải qua quá trình hình thành & phát triển song song với làng gốm Bát Tràng, những sản phẩm của làng gốm Phù Lãng lại chủ yếu là đồ gia dụng, chum, vại từ đất sét đỏ được tọa hình trên bàn xoay. Những năm gầm đây, nhờ tâm huyết của những người nghệ nhân nơi đây, làng gốm Phù Lãng đã và đang dần lấy lại danh tiếng vốn có. Tuy không đa dạng về mẫu mã như làng gốm Bát Tràng nhưng, làng gốm Phù Lãng cũng đã có những biếc tiến quan trọng và dần dần hồi phục được giá trị truyền thống cùng với sự phát triển những kỹ thuật hiện đại để thoát được sự suy thoái.
Làng Gốm Thổ Hà
Làng gốm Thổ Hà phát triểng cùng giai đoạn với làng gốm Phù Lãng và Bát Tràng. Làng gốm Thổ Hà nổi tiếng với những sản phẩm gốm mộc phủ men da lươn và những mẫu hàng chủ yếu là chậu sành, lu… Những sản phẩm gốm của làng gốm Thổ Hà có những nét tương dồng với làng gốm Phù Lãng.
Làng gốm Chu Đậu – Hải Dương
Làng gốm Chu Đậu là một trong những làng gốm xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam nhưng tiếc thay, làng gốm Hải Dương này đã suy tàn và không còn nữa. Tại một số bảo tàng ở Châu Âu vẫn còn lưu giữ những hiện vật của làng gốm Chu Đậu thời còn đỉnh cao. Qua đó, ta có thể thấy từ thời xa xưa, nghệ thuật gốm của Việt Nam đã vang danh thế giới với những mẫu sản phẩm chất lượng đến nhường nào.
Làng Gốm Cây Mai – Làng Gốm ở TP. Hồ Chí Mình
Sản phẩm gốm ở làng gốm Cây Mai có nhiều nét đặc trưng riêng & có sự kết hợp giữa những sắc màu như nâu da lươn, xanh coban, xanh rêu trên nhiều sản phẩm và cũng là dòng gốm được du nhập vào Việt Nam do người Hoa di cư tới.
Cũng tương tự như nhiều làng gốm tại Việt Nam, làng gốm Cây Mai đã không còn nữa. Tuy vậy, quý vị vẫn có thể bắt gặp những sản phẩm gốm Cây Mai ở những bức tưởng tại một số ngôi chùa ở quận 5 – 6.
Làng Gốm Biên Hòa – Đồng Nai
Sản phẩm gốm của làng gốm Biên Hòa là sự kết hợp giữ gốm Cây Mai & nghệ thuật trang trí của gốm nước Pháp với những mẫu sản phẩm như voi, trâu, con thú, tượng được khắc chìm, vẽ men kết hợp với màu đen tạo nên một kiệt tác tinh xảo.
Sản phẩm gốm Biên Hòa là loại xốp, có xương đất với màu ngà, được nung nhẹ trên lửa. Hiện nay, làng gốm Biên Hòa không còn giữ được phong độ đỉnh cao tuy rằng vẫn sản xuất & xuất khẩu sản phẩm theo đơn.
Làng Gốm Vĩnh Long
Làng gốm Vĩnh Long sử dụng đát sét đỏ để tạo nên những sản phẩm gốm đặc trưng. Với đặc tính nhiễm phèn nên khi được đưa vào lò nung, sản phẩm gốm của làng gốm Vĩnh Long thường xuất hiện các vân trắng. Những sản phẩm gốm nghệ thuật của làng thường có kích thước tương đối lớn và phục vụ chủ yếu cho mục đích xuất khẩu.
Làng Gốm Phước Tích – Thừa Thiên Huế
Dòng sản phẩm chủ chốt của làng gốm Phước Tịch là dòng gốm được sản xuất cho Hoàng tộc triều Nguyễn. Nguyên liệu làm gốm chủ yếu được làm từ đất sét có màu xám đen & sản phẩm thường là nồi đất, chậu, ấm…
Theo thời gian, làng gốm Phước Tích đã suy tàn. Các nhà chức trách đang cố gắng khôi phục lại làng gốm theo hướng sản xuất mỹ nghệ nhưng vẫn chưa gặt hái được thành công.
Làng Gốm Thanh Hà – Quảng Nam
Nguyên liệu làm nên gốm của làng gốm Thanh Hà khá đặc biệt, tạo nên những sắc đỏ cam, nhẹ và xốp ở mỗi sản phẩm. Hiện nay, khi quý vị có dịp đến Quảng Nam và ghé thăm làng thì sẽ có thể thấy những sản phẩm gốm chủ yếu là tranh, đèn, tượng trang trí.
Làng Gốm Bàu Trúc – Bình Thuận
Những sản phẩm gốm ở làng gốm Bàu Trúc được tạo tác hoàn toàn bằng tay và được nung bằng kĩ thuật khác hoàn toàn so với những sản phẩm gốm khác. Không nung gốm trong lò, những sản phẩm gốm ở làng gốm Bàu Trúc được nung ngoài trời, đốt bằng củi và phủ rơm với nhiệt độ khoảng 700 – 900°C.